Ngọc trai được hình thành duy nhất từ một cơ thể sống, chúng được mệnh danh là “nữ hoàng của trang sức” và được các tín đồ thời trang trên khắp thế giới yêu thích. Vậy ngọc trai là gì?
Ngọc trai là gì?
Ngọc trai
hay còn được biết đến với tên gọi trân châu là một vật hình cầu được
tạo ra từ một cơ thể sống của loại nhuyễn thể như con trai. Ngọc trai được sử dụng phổ biến trong trang sức
hoặc cũng có thể tán thành bột để làm mỹ phẩm. Ngọc trai được coi là
báu vật được khái thác trong tự nhiên hoặc nuôi cấy để làm đồ trang sức.
Trong Đông Y, trân châu được sử dụng làm thuốc do có tính bình, vị hơi
ngọt vào được kinh tâm cam thận, có tác dụng an thần, chữa kinh phong,
giải độc, tan màn mây ở mắt, ù tai, chóng mặt …
Ngọc trai là gì |
Lịch sử phát triển
Trước thế kỷ 20, ngọc trai được
khai thác chủ yếu bằng cách mò. Các thợ lặn bắt trai, sò ở dưới đáy
biển, đáy sông sau đó kiểm tra từng con một. Thông thường khoảng 3 tấn
trai sò bắt được thì chỉ có 3 tới 4 con cho những viên ngọc hoàn hảo.
Công việc mò ngọc rất nguy hiểm, số lượng ngọc trai khai thác được không
nhiều, chính vì thế giá trị của ngọc trai rất đắt và quý hiếm.
Ngày nay khi công nghệ nuôi cấy trai phát triển, những món trang sức
chủ yếu được làm ra từ loại ngọc trai này. Một con trai sẽ được cấy vật
lạ (thường là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô
của con trai khác) vào cơ quan sinh dục của nó để làm xúc tác tạo ngọc.
Những con sò ngọc ở Biển Man và Tahiti thường sống sót qua lần khai khác
ngọc đầu tiên và chúng được cấy nhân to hơn và được thả xuống nuôi
trong vòng 2 – 3 năm nữa.
Phương
pháp sản xuất trai lấy ngọc Mikimoto được phát triển thành công bởi một
nhóm các nhà khoa học do Nishikawa và Tatsuhei Mise lãnh đạo,thuộc
trường đại học Tokyo vào năm 1907 tới 1916. Tuy nhiên công nghệ này
không được Mikimoto lấy bản quyền. Ông chỉ có thể sử dụng công nghệ này
khi bản quyền được cấp cho Nishikawa hết hạn vào năm 1935.
Năm 1916, em trai của Tatsuhei là người đầu tiên sản xuất thành công lứa ngọc trai nuôi trên loài trai Akoya.
Năm
1917, Mitsubishi đã áp dụng công nghệ này đối với loại trai Hải Nam ở
Philippines và sau đó ở Buton và Palau. Tuy nhiên, tận đến năm 1931 lứa
ngọc trai thương mại này mới được sản xuất thành công.
Năm 1970, công nghệ nuôi cấy trai lấy ngọc này được áp dụng cho loài trai cho ngọc trai đen Tahiti.
Các loại ngọc trai phổ biến
Dựa vào nguồn nước, ngọc trai được chia làm hai loại: ngọc trai nước mặn và ngọc trai nước ngọt.
Ngọc trai nước mặn
Ngọc trai nước mặn là
loại ngọc được tạo ra từ những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển
tạo ra. Akoya, Tahiti, Nam Hải là ba loại ngọc trai nước mặn chủ yếu. Ở
Việt Nam, ngọc trai được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang
(Khánh Hòa), Phú Quốc...
Ngọc trai nước ngọt
Ngọc trai nước ngọt là loại ngọc được tìm thấy ở những loài trai sò sống ở vùng nước ngọt như ao, hồ, sông, suốt … Phần lớn ngọc trai nước ngọt được nuôi chủ yếu ở Trung Quốc.
Dựa theo quá trình tạo ngọc, ngọc trai được chia làm 3 loai: ngọc trai thiên nhiên, ngọc trai nuôi và ngọc trai giả.
Ngọc trai thiên nhiên
Ngọc trai thiên nhiên
là ngọc trai được tìm thấy ở tự nhiên mà không có tác động nào của con
người. Quá trình tạo ngọc hoàn toàn tự nhiên, vô tình một vật thể lạ từ
bên ngoài rơi vào bên trong thân, loài vật này sẽ tiết ra những lớp xà
cừ bọc lấy vật thể lạ đó, tạo nên ngọc trai. Thông thường những viên
ngọc trai thiên nhiên có hình dạng méo mó không tròn đều. Những viên ngọc trai tự nhiên đẹp có giá trị kinh thế rất cao và rất hiếm thấy chúng trên thị trường trang sức.
Ngọc trai nuôi – ngọc trai nhân tạo
Ngọc trai nuôi
hình thành cũng tương tự như ngọc trai thiên nhiên, tuy nhiên cần tới
sự can thiệp của con người, để trai bắt đầu quá trình tạo ngọc. Trai sau
khi được cấy nhân sẽ được chăm sóc kỹ càng tại các bè nuôi. Sau một
thời gian, trai sẽ được đánh bắt để khai thắc ngọc.
Ngọc trai giả
Ngọc trai giả
là loại ngọc được tạo ra từ nhựa, các chất tổng hợp hoặc cao cấp hơn nó
được tạo ra từ bột nghiền những viên ngọc trai hoặc vỏ ngọc trai.
Cách phân biệt các loại ngọc trai
- Phân biệt ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên
Ngọc trai nuôi
và ngọc trai tự nhiên có vẻ bề ngoài rất giống nhau, nếu phân biệt bằng
mắt thường thì rất khó. Tuy nhiên, phía bên trong chúng lại có cấu trúc
và thành phần hoàn toàn khác nhau. Nhân ngọc trai tự nhiên rất nhỏ và
gần như không thấy, còn các lớp xà cừ dày, đồng tâm. Trong khi đó nhân
ngọc trai nhân tạo lớn và lớp xà cừ mỏng, ranh giới giữa nhân và lớp xà
cừ là rất rõ ràng.
Sử dụng hình ảnh từ phim chụp X-quang bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau rõ ràng giữa ngọc trai tự nhiên và ngọc trai nuôi.
Bạn
cũng có thể phân biệt được ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên thông
qua hình dạng và màu sắc của chúng. Rất khó để bắt gặp hai viên ngọc
trai tự nhiên có cùng hình dạng và màu sắc.
- Phân biệt ngọc trai nước mặn và nước ngọt
Màu sắc: Ngọc trai nước mặn có
màu sắc, hình dáng tự nhiên không qua xử lý, mài dũa và mang đặc tính
riêng về màu sắc và kích thước vượt trội so với ngọc trai nước ngọt.
Ngọc trai nước ngọt nguyên bản có gam màu sáng, tế bào xà cừ mềm và
không bền màu, hình dáng không tròn. Nên sau khi khai thác, ngọc trai nước ngọt
được xử lý màu, hình dáng trước khi được đưa ra thị trường. Đôi khi
những viên ngọc trai nước ngọt lại có màu sắc và hình dáng bắt mắt hơn
ngọc trai biển.
Độ cứng:
Ngọc trai nước mặn có độ cứng xà cừ cao 3.8 – 4.5 trên thang độ cứng
Mohs, ngọc trai nước ngọt chỉ đạt 1.8 trên thang độ cứng 10. Vì thế
chúng dễ bị xước, ăn mòn.
Độ dày của lớp xà cừ:
Ngọc trai biển có độ phủ mỗi lớp xà cừ 0.35 đến 6mm. Ngọc trai nước
ngọt gần như hoàn toàn là xà cừ. Lý do có sự khác biệt đó là do nhân
được cấy vào, ngọc trai nước ngọc chỉ được cấy mô của loài khác mà không
được cấy nhân cứng.
Độ sáng bóng: Ngọc
trai biển có độ sáng bóng vượt trội so với ngọc trai nước ngọt. Dễ dàng
nhìn thấy bằng mắt thường khi đặt 2 loại ngọc cạnh nhau vì ngọc trai
nước ngọt ít bóng, thậm chí là không bóng trên một số viên.
Giá bán: Ngọc trai nước mặn có giá cao gấp 10 lần so với ngọc trai nước ngọt, do chúng sở hữu vẻ đẹp vượt trội và độ quý hiếm.
- Phân biệt ngọc trai thật giả
Người
ta chế tạo ngọc trai giả để thay thế cả hai loại ngọc trai nước ngọt và
nước mặn. Chúng thường được làm bằng thủy tinh, chất dẻo, sáp hay vỏ sò
và được phủ bên ngoài bằng những chất liệu khác nhau nhằm làm cho giống
vẻ ngoài của ngọc nuôi và tự nhiên. Sau đây là một số cách phân biệt
được dùng phổ biến:
Quan
sát qua lỗ khoan dưới phóng đại 10 lần. Ngay vị trí lỗ khoan, lớp phủ
của ngọc giả có thể bị tưa cạnh, còn ở ngọc trai nuôi và tự nhiên thì
rìa lỗ khoan rất sắc nét.
Quan
sát bề mặt phóng đại 50 lần. Thấy trên bề mặt của ngọc trai thật có các
rãnh dạng bậc thang và các rãnh này chồng chất lên nhau và bề mặt ngọc
giả thì rất là đều.
Cà
răng. Cà ngọc trai vào răng, nếu thấy lợn cợn, thô nhám thì đó là ngọc
trai thật, ngọc trai giả khi cà có cảm giác trơn, mượt.
Tiêu chí đánh giá chất lượng ngọc trai
Giá trị
của một viên ngọc trai được đánh giá theo tiêu chuẩn GIA của Hội Ngọc
học Hoa kỳ với 5 tiêu chuẩn: Ánh, bề mặt, hình dáng, màu sắc và kích
thước. Một viên ngọc trai đạt cả năm tiêu chí trên sẽ có giá trị cao và
ngươc lại.
Post A Comment:
0 comments: